
Cosφ = P/S
S = 1.73*U*I
S: Công suất biểu kiến (VA)
Q: Công suất phản kháng (vAr)
φ: Là độ lệch pha giữa Điện áp và Dòng điện

Ý nghĩa của việc nâng cao hệ số công suất cosφ:
Hệ số công suất cosφ được nâng lên sẽ đưa đến những hiệu quả sau đây:
1. Giảm được tổn thất công suất trong mạng điện. Tổn thất công suất trên đường dây được tính như sau:
ΔP= [(P2+Q2)/U2]R = (P2/U2)R+(Q2/U2)R=ΔP(P)+ΔP(Q)
khi giảm Q truyền tải trên đường dây, ta giảm được thành phần tổn thất công suất ∆Q(Q) do Q gây ra.
2. Giảm được tổn thất điện áp trong mạng điện. Tổn thất điện áp được tính như sau:
ΔU= (PX+QX)/U = PR/U+QR/U=ΔU(P)+ΔU(Q)
khi giảm Q truyền tải trên đường dây, ta giảm được thành phần tổn thất điện áp ∆U(Q) do Q gây ra.
3. Tăng khả năng truyền tải của đường dây và máy biến áp. Khả năng truyền tải của đường dây và máy biến áp phụ thuộc vào điều kiện phát nóng, tức phụ thuộc vào dòng điện cho phép của chúng. Dòng điện chạy trên đường dây và máy biến áp được tính như sau:
I = √(P2+Q2)/U√3
Biểu thức này chứng tỏ rằng với cùng một tình trạng phát nóng nhất định của đường dây và máy biến áp (tức I = const) chúng ta có thể tăng khả năng truyền tải công suất tác dụng P của chúng bằng cách giảm công suất cống suất phản kháng Q mà chúng phải tải đi.
Ngoài ra việc nâng cao hệ số công suất cosφ còn đưa đến hiệu quả là giảm được chi phí kim loại mầu, góp phần làm ổn định điện áp, tăng khả năng phát điện của máy phát điện v.v…
Theo quy định (Nghị định số 137/2013/NĐ-CP)
Hệ số công suất cosϕ dùng để xác định việc mua công suất phản kháng của bên mua điện được tính trên cơ sở số liệu đo đếm được tại công tơ đo đếm điện năng trong một chu kỳ ghi chỉ số công tơ theo công thức sau:

Trong đó:
Ap: Điện năng tác dụng trong chu kỳ ghi chỉ số công tơ (kWh);
Aq: Điện năng phản kháng nhận về trong chu kỳ ghi chỉ số công tơ là lượng công suất phản kháng tiêu thụ bởi các thiết bị điện trong khoảng thời gian giữa hai lần ghi chỉ số công tơ (kVArh).