1. Van điện từ 2 cổng đơn.


2. Môi chất: Khí, chất lỏng, hơi ...
3. Ống dẫn: Được gắn ở 2 đầu van dùng để dẫn môi chất đi theo dòng chảy.
4. Vỏ ngoài cuận hút.
5. Cuận dây điện từ: Được cuấn bởi các vòng dây sợi đồng.
6. Dây dẫn điện tới cuận hút.
7. Trục van: Làm kín để ngăn dòng chảy ở thân van, bình thường sẽ được giữ cố định bằng lò xo (8). Khi cuận dây 5 có điện sẽ hút lên làm hở khe (9) và khi đó môi chất sẽ được đi qua van điện từ.
8. Lò xo.
9. Khe hở để lưu chất đi qua van điện từ.
Van điện từ loại này có 2 loại thường mở NO và thường đóng NC, như hình trên là loại thường đóng NC, bình thường trục van sẽ được đóng lại do lực nén của lò xo, khi cuận từ có điện sẽ hút trục van lên và dòng chảy sẽ được lưu thông qua van.
2. Van điện từ nhiều cửa
Van điện từ nhiều cửa thường có các loại như 3 cửa 2 vị trí (3/2 way), 5 cửa 2 vị trí (5/2 way), 5 cửa 3 vị trí (5/3 way), 4 cửa 2 vị trí, 4 cửa 3 vị trí.

3/2 way (2 Positions/3 Ports)

3/2 way (2 Positions/5 Ports)

3/2 way (3 Positions/5 Ports)
A-B-R-P-S: là các cửa (Ports) dẫn khí, nơi gắn các đầu ống dẫn khí vào đây.
Ví dụ hoạt động van 4-3:

Vị trí 1: Dòng khí cấp sẽ đi từ cửa P->A cấp khí cho cylinder đẩy Piston từ trái qua phải, khí thoát sẽ từ cửa B qua cửa T của solenoid.
Vị trí 2: Dòng khí cấp đi từ cửa P -> B, thoát từ cửa A --> T, cylinder di chuyển từ phải qua trái.
Vị trí 3: Do 2 đầu van A - B và P - T đều ở vị trí khóa, dòng khí không được lưu thông, khí trong cylinder sẽ được giữ nguyên nên Piston sẽ đứng im không di chuyển.