
Lựa chọn dây cáp điện là lựa chọn vật liệu dây dẫn, tính toán tiết diện (mặt cắt ngang) dây dẫn nhỏ nhất mà vẫn đáp ứng được hiệu quả truyền tải năng lượng, giảm chi phí đầu tư cho dây dẫn.
Khi lựa chọn dây cáp điện cần xem sét các yếu tố dưới:
- Dòng điện định mức.
- Dòng điện ngắn mạch.
- Độ sụt áp.
- Nhiệt độ môi trường (Không khí, đất, tường...).
- Phương pháp lắp đặt.
Dòng điện định mức:
Là dòng điện làm việc của tải chạy qua dây dẫn, nó sinh nhiệt và gây nóng dây cáp. Khi nhiệt độ cáp quá cao vượt mức cho phép thì phải tăng tiết diện dây dẫn lên cho phù hợp. Phần này cũng ảnh hưởng từ nhiệt độ môi trường xung quanh như không khí khi lắp trên không, nhiệt độ đất, độ sâu của cáp khi chôn cáp dưới đất, nhiệt độ của tường, của tủ điện .... (xem tại)
Độ sụt áp:
Là tổn hao điện áp trên đường dây, nó phụ thuộc vào:
- Dòng điện tải
- Hệ số công suất.
- Chiều dài cáp.
- Điện trở và điện kháng của cáp.
Tùy theo mục đích mà chọn độ sụt áp không được vượt quá điện áp danh định 2.5%, 3%, 5%. Khi độ sụt áp vượt quá định mức thì phải chọn dây cáp có tiết diện lớn hơn.
Phương pháp lựa chọn cáp:
1. Chọn theo catalog của nhà cung cấp theo dòng điện định mức của tải mà mình sửa dụng
Ví dụ:

Dòng điện định mức (tham khảo phương pháp tính) của bạn tính ra được là 30A với điện áp 1 chiều 220VAC, cáp bạn lắp trên không, dùng cáp đồng 2 lõi. Tra bảng của Cadivi thì với cáp phù hợp là tiết diện là 2.5 mm2 sẽ tương đương 29 (A) và độ sụt áp là 16mV/A/m.
- Độ sụt áp định mức là 2.5% --> 220 * 2.5% = 5.5 (V).
- Với chiều dài cáp là 10m --> độ sụt áp trên đường dây (16*30*10)/1000 = 4.8 (V) nhỏ hơn độ sụt áp định mức 5.5 (V) --> OK.
- Với chiều dài cáp là 100m --> độ sụt áp trên đường dây (16*30*100)/1000 = 48 (V) lớn hơn độ sụt áp định mức 5.5 (V) --> NG --> Phải chọn lại cáp có tiết diện lớn hơn 2.5 mm2.
2. Tính toán: Tính toán để lựa chọn tiết diện dây nhỏ nhất phù hợp với kỹ thuật và kinh tế hơi phức tạp chút, dưới đây là phương pháp chọn dây theo tiêu chuẩn IEC 60364-5-52:2009.
Phương pháp | Mô tả |
---|---|
![]() |
A1 - Dây dẫn lõi đơn cách điện trong ống dẫn trong một bức tường cách nhiệt
A2 - Cáp đa lõi trong ống dẫn trong tường cách nhiệt. Phương pháp này cũng áp dụng cho các lõi đơn hoặc cáp đa lõi được lắp đặt trực tiếp trong tường cách nhiệt (sử dụng phương pháp A1 và A2 tương ứng), dây dẫn được lắp đặt trong các đường gờ, khung và khung cửa sổ. |
![]() |
B1 - Dây dẫn lõi đơn cách điện trong ống dẫn trên tường
B2 - Cáp đa lõi trong ống dẫn trên tường Phương pháp này áp dụng khi ống dẫn được lắp đặt bên trong tường, treo trên tường hoặc cách nhau ít hơn 0,3 x D (đường kính tổng thể của cáp) từ tường. Phương pháp B cũng áp dụng cho các cáp được lắp đặt trong ống dẫn / ống cáp vào tường hoặc treo trên tường và cáp được lắp đặt trong các khoang xây dựng. |
![]() |
C - Cáp đơn lõi hoặc đa lõi trên tường.
Phương pháp này cũng áp dụng cho cáp cố định trực tiếp vào tường hoặc trần nhà, treo trên trần nhà, lắp đặt trên các khay cáp không được đục lỗ (chạy theo chiều ngang hoặc chiều dọc) và lắp trực tiếp vào tường xây (có điện trở suất nhỏ hơn 2 Km/ W). |
![]() |
D1 - Cáp đa lõi hoặc lõi đơn được lắp đặt trong ống dẫn được chôn trong lòng đất
D2 - Cáp đa lõi hoặc lõi đơn được chôn trực tiếp trong lòng đất |
![]() |
E - Cáp đa lõi trong không khí.
Phương pháp này áp dụng cho các cáp được lắp đặt trên thang cáp, khay cáp đục lỗ hoặc các khe cắm với điều kiện cáp được đặt cách nhau hơn 0,3 x D (đường kính tổng thể của cáp) từ tường. Lưu ý rằng cáp được lắp đặt trên các khay cáp không được đục lỗ được phân loại theo phương pháp C. |
![]() |
F - Cáp lõi đơn tiếp xúc với nhau đặt trong không khí
Phương pháp này áp dụng cho các cáp được lắp đặt trên thang cáp, khay cáp đục lỗ hoặc các khe cắm với điều kiện cáp được đặt cách nhau hơn 0,3 x D (đường kính tổng thể của cáp) từ tường. Lưu ý rằng cáp được lắp đặt trên các khay cáp không được đục lỗ được phân loại theo phương pháp C. |
![]() |
G - Cáp đơn lõi đặt trên mặt phẳng và cách nhau trong không khí.
Phương pháp này áp dụng cho cáp được lắp đặt trên thang cáp, khay cáp đục lỗ hoặc các khe cắm với điều kiện cáp được đặt cách nhau hơn 0,3 x D (đường kính tổng thể của cáp) từ tường và có ít nhất 1 x D khoảng cách giữa các dây cáp. Lưu ý rằng cáp được lắp đặt trên các khay cáp không được đục lỗ được phân loại theo Phương pháp C. Phương pháp này cũng áp dụng cho các loại cáp được lắp đặt trong không khí được hỗ trợ bởi các chất cách điện. |